Phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2020 của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế
On 14/07/2021 by do do BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 232/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2020
của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 955/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 2646/QĐ-BTP ngày 25 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 955/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế và Quyết định số 956/QĐ-BTP ngày 26 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp luật quốc tế;
Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-BTP ngày 26 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định số 86/QĐ-BTP ngày 17 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020.
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác năm 2020 của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch – Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3 (để t/h); – Bộ trưởng (để b/c); – Các Thứ trưởng (để biết); – Lưu: VT, Vụ PLDSKT (LĐAS&TH) (Nga). |
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Phan Chí Hiếu |
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
KẾ HOẠCH
Công tác năm 2020 của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 232/QĐ-BTP ngày 10 tháng 02 năm 2020
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Mục đích
1.1. Triển khai đồng bộ, hiệu quả, có chất lượng, đúng tiến độ, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong việc tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện công tác pháp luật dân sự – kinh tế của Bộ, ngành Tư pháp theo quy định của pháp luật.
1.2. Xác định các nhiệm vụ trọng tâm của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế trong năm 2020 là: (i) Theo dõi và xử lý, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Bộ luật dân sự năm 2015; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường; Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (ii) Triển khai có hiệu quả Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại; (iii) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức rà soát pháp luật trong lĩnh vực dân sự-kinh tế, nhất là trong lĩnh vực liên quan công nghệ blockchain, qua đó xác định các bất cập, vướng mắc, chồng chéo để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật ; (iv) Đổi mới, nâng cao chất lượng góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước tại các Nghị quyết số: 10-NQ/TW, 11-NQ/TW, 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ; (v) Triển khai các nhiệm vụ được giao theo Chương trình hành động của Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ; (vi) Tham mưu, giúp Lãnh đạo Bộ trong phản ứng chính sách, pháp luật kịp thời, hiệu quả trong lĩnh vực pháp luật dân sự – kinh tế, nhất là các vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp.
1.3. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật công tác, đổi mới lề lối làm việc; tổ chức công việc khoa học, bài bản; phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm, sáng tạo, chia sẽ của từng Lãnh đạo Vụ, từng Phòng, từng công chức của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao, bảo đảm tiến độ và chất lượng, hiệu quả; bảo đảm sự phối kết hợp có trách nhiệm, đồng bộ, kịp thời, đoàn kết giữa các Phòng, công chức thuộc Vụ, giữa Vụ và các đơn vị liên quan thuộc Bộ; xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chia sẻ.
1.4. Tạo cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đánh giá kết quả công tác của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, các Phòng, công chức thuộc Vụ; phục vụ việc đánh giá, xếp loại và công tác thi đua, khen thưởng của Bộ, ngành và Vụ.
- Yêu cầu
2.1. Bảo đảm bám sát các Chương trình, kế hoạch hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ; Báo cáo số 01/BC-BTP ngày 01/01/2020 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác tư pháp năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2020.
2.2. Việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phải bảo đảm tính toàn diện, khả thi; có trọng tâm, trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả gắn với các nhiệm vụ thường xuyên.
2.3. Xác định rõ nội dung, trách nhiệm chủ trì, phối hợp và tiến độ thực hiện từng nhiệm vụ trong Kế hoạch; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt, có sự chia sẽ đồng bộ giữa các Phòng và các công chức thuộc Vụ trong việc tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa Vụ với các đơn vị thuộc Bộ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- TRỌNG TÂM CÔNG TÁC
Trong năm 2020, Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
- Về công tác xây dựng, triển khai thi hành văn bản quy phạm pháp luật: (i) Tập trung theo dõi và xử lý, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Bộ luật dân sự năm 2015; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình (bao gồm vấn đề về độ tuổi kết hôn, vai trò của phụ nữ trong gia đình, công nhận về mặt pháp lý và bảo vệ hôn nhân đồng giới); Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường; Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;(ii)Triển khai có hiệu quả Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 02/10/2019; (iii) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức rà soát pháp luật trong lĩnh vực dân sự-kinh tế, nhất là trong lĩnh vực liên quan công nghệ blockchain, nhằm xác định các bất cập, vướng mắc, chồng chéo để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
- Về công tác góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực pháp luật dân sự-kinh tế: cải tiến, nâng cao chất lượng, tiến độ công tác góp ý, thẩm định, đặc biệt là các dự án Luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét hoặc thông qua trong năm 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết các luật này.
- Về phản ứng chính sách pháp luật kịp thời trong lĩnh vực dân sự – kinh tế: tham mưu có chất lượng, hiệu quả và kịp thời cho Lãnh đạo Bộ trong giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực dân sự – kinh tế theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ; tham gia rà soát, xác định những quy định pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn, không còn phù hợp, cản trở sự phát triển của đất nước để sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi kịp thời; chủ động nắm bắt, kịp thời phản ứng chính sách đối với những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn đời sống kinh tế – xã hội của đất nước và của từng địa phương.
- Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: tiếp tụctriển khai hiệu quả Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tập trung hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp; xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sau năm 2020.
- Về ứng dụng công nghệ thông tin: tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế; khai thác sử dụng hiệu quả phần mềm hệ thống quản lý văn bản của Bộ Tư pháp.
- Kiện toàn, sắp xếp tổ chức, bộ máy của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế; thực hiện việc luân chuyển cán bộ để đào tạo, nâng cao năng lực, phẩm chất; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ; tạo lập môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết, chia sẽ trong Vụ;phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Vụ.
III. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
- Chủ trì tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, đề án
1.1. Tăng cường theo dõi thi hành Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường; chủ động tham mưu cho Lãnh đạo Bộ để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan.
1.2. Triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm:
(i) Triển khai có hiệu quả, chất lượng Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện sau năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(ii) Phối hợp Bộ Tài chính ban hành Thông tư về kinh phí cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (thay thế Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí dành cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp).
(iii) Xây dựng cơ sở dữ liệu vụ việc vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
(iv) Xây dựng mạng lưới tư vấn viên pháp luật.
1.3. Triển khai các đề án, nhiệm vụ theo sự phân công tại các Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, gồm:
(i) Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức hòa giải thương mại, trọng tài thương mại được phê duyệt kèm theo Quyết định 1268/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
(ii) Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ được phê duyệt kèm theo Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
(iii) Thực hiện các nhiệm vụ cải thiện chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng, phá sản doanh nghiệp (chỉ số A9, A10) theo yêu cầu tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 và Kế hoạch hành động của Bộ Tư pháp.
(iv) Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.
(v) Hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm quyền tài sản được thông suốt và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản.
(vi) Đề xuất Thủ tướng Chính phủ chính sách và khung pháp lý liên quan đến việc ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain.
(vii) Phối hợp Bộ Tài chính chính rà soát những bất cập, hạn chế và kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật về thẩm định giá.
(viii) Thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2016-2020
(Luật công tác xã hội).
(ix) Thực hiện phát triển hệ thống trợ giúp xã hội đối với đối tượng yếu thế.
(x) Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình (trong đó lưu ý vấn đề về độ tuổi kết hôn, vai trò của phụ nữ trong gia đình, công nhận về mặt pháp lý và bảo vệ hôn nhân đồng giới…).
- Tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dân sự – kinh tế, cụ thể:
2.1. Dân sự, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự, phá sản, thi hành án dân sự, sở hữu trí tuệ, thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, văn hóa, cạnh tranh, thể thao và du lịch.
2.2. Tín dụng, ngân hàng, chứng khoán; vàng, bảo hiểm, xổ số; casino và trò chơi có thưởng; đất đai, bất động sản; xây dựng, nhà ở, đô thị, kiến trúc; bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, khí tượng thủy văn; tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước; tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; bảo vệ và phát triển rừng; chính sách phát triển, hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số; đa dạng sinh học, biến đổi gen, thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; phân bón; nông nghiệp, nông thôn, thủy sản, đê điều, thủy lợi, phòng chống thiên tai.
2.3. Ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí; giá; tài chính công, tài sản công, đầu tư công; kiểm toán, kế toán; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; đo lường; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thông tin truyền thông; bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, an toàn thông tin; giao dịch điện tử; công nghiệp phụ trợ; năng lượng (năng lượng nguyên tử, năng lượng gió), điện lực; hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã, đầu tư, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), đấu thầu; quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; quy hoạch, kế hoạch.
2.4. Lao động, việc làm; bảo vệ an toàn, vệ sinh, sức khỏe người lao động; dạy nghề, học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề; tiền lương, chế độ, trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động, người có công với cách mạng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo trợ xã hội; nghề công tác xã hội; chính sách giảm nghèo.
2.5. Tham gia xây dựng, có ý kiến đối với các Nghị quyết, án lệ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình và các luật khác trong lĩnh vực dân sự – kinh tế theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết vụ việc dân sự theo các nhiệm vụ được Chính phủ giao, ủy quyền.
- Rà soát pháp luật, phản ứng chính sách pháp luật trong lĩnh vực dân sự – kinh tế
3.1. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức rà soát pháp luật trong lĩnh vực dân sự – kinh tế, nhất là trong lĩnh vực liên quan công nghệ blockchain, để xác định các bất cập, vướng mắc, chồng chéo để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
3.2. Rà soát, đề xuất các giải pháp pháp lý, phản ứng chính sách, pháp luật kịp thời, hiệu quả trong lĩnh vực dân sự – kinh tế theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền.
3.3. Trả lời các vấn đề vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực dân sự – kinh tế theo yêu cầu của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan.
- Công tác cán bộ, tổng hợp – hành chính và các công tác khác
4.1. Tăng cường tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương, chia sẻ, phối hợp, đoàn kết trong công tác; nâng cao vai trò, hiệu quả công tác tham mưu,
tổng hợp về pháp luật dân sự – kinh tế; thường xuyên theo dõi, đánh giá thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của các Phòng, công chức thuộc Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
4.2. Phân công, sắp xếp, bố trí lại đội ngũ công chức để phát huy khả năng, sở trường của công chức và phù hợp với chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện về pháp luật dân sự – kinh tế thông qua việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức; tạo điều kiện để công chức tiếp cận với thực tiễn.
4.3. Triển khai thực hiện Danh mục vị trí việc làm, bản mô tả và khung năng lực đối với công chức của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế, Đề án tinh giảm biên chế giai đoạn 2015-2021 của Vụ đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
4.4. Tham gia nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức các Bộ, ngành, địa phương về kiến thức, kỹ năng pháp luật dân sự – kinh tế, khả năng phản ứng kịp thời chính sách, pháp luật liên quan đến người dân, doanh nghiệp.
4.5. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế do Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế chủ trì được phê duyệt trong Kế hoạch năm 2020 của các chương trình, dự án.
4.6. Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, cải cách hành chính, thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc trách nhiệm rà soát, thực hiện cập nhật quy phạm pháp luật mới ban hành đã được pháp điển thuộc trách nhiệm (nếu có); cải cách chế độ công vụ công chức, tổng hợp, thống kê, công tác của các tổ chức đoàn thể và các nhiệm vụ khác được Lãnh đạo Bộ giao.
4.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, quản lý, xử lý các công việc để đáp ứng yêu cầu công tác; sử dụng có hiệu quả hệ thống quản lý văn bản, hệ thống thư điện tử của Bộ Tư pháp.
4.8. Phát động thi đua và triển khai hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng năm 2020 của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế.
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong Bộ Tư pháp để thực hiện có hiệu quả và đúng thời hạn theo Kế hoạch công tác năm 2020. Tâp thể Lãnh đạo Vụ và Trưởng phòng của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế định kỳ họp giao ban để nắm bắt tình hình, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch công tác, báo cáo Lãnh đạo Bộ; bám sát công việc được giao phụ trách để bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng Kế hoạch công tác năm 2020.
- Các đơn vị thuộc Bộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế trong việc thực hiện Kế hoạch công tác năm 2020; Cục Kế hoạch – Tài chính, Văn phòng Bộ có trách nhiệm bố trí kinh phí để đảm bảo thực hiện Kế hoạch công tác năm 2020 theo quy định của pháp luật về ngân sách và phù hợp với tình hình thực tế.
- Căn cứ vào Kế hoạch công tác của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế và Phụ lục kèm theo, các Phòng thuộc Vụ có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch chi tiết của Phòng mình và báo cáo Lãnh đạo Vụ phụ trách phê duyệt để triển khai thực hiện. Phòng Pháp luật lao động, an sinh xã hội và Tổng hợp chủ trì theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này. Việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch công tác năm 2020 là cơ sở để đánh giá kết quả công tác của Vụ, các phòng thuộc Vụ, các công chức trong Vụ, phục vụ cho việc đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng.
- Trong quá trình thực hiện Kế hoạch công tác năm 2020, nếu có khó khăn, vướng mắc, phát sinh các nhiệm vụ mới, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế kịp thời tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Bộ để chỉ đạo, giải quyết./.
(Kèm theo Quyết định này là Phụ lục chi tiết nội dung Kế hoạch công tác năm 2020 của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
Phan Chí Hiếu |
BỘ TƯ PHÁP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
PHỤ LỤC
Chi tiết nội dung Kế hoạch công tác năm 2020 của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế
(Kèm theo Quyết định số 232/QĐ-BTP ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
_________________________
TT |
Tên nhiệm vụ |
Đơn vị
chủ trì |
Đơn vị phối hợp | Thời gian
thực hiện |
Sản phẩm
chủ yếu
|
Nguồn kinh phí đảm bảo | Ghi chú
(cơ sở pháp lý) |
|
I | CHỦ TRÌ XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, ĐỀ ÁN, HOẠT ĐỘNG | |||||||
1 | Thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành Bộ luật dân sự năm 2015; phối hợp các Bộ, ngành, địa phương để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng Bộ luật dân sự cho người dân, doanh nghiệp | Phòng Pháp luật dân sự | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Các tài liệu, báo cáo, văn bản trả lời | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
– Khoản 4 và khoản 6 Điều 2 Nghị định số 96/2017/NĐ-CP;
– Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; – Khoản 8 Điều 183 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; – Quyết định số 243/2016/QĐ-TTg. |
|
2 | Thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014; triển khai các giải pháp, đề xuất trong Báo cáo sơ kết 03 năm triển khai thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
|
Phòng Pháp luật dân sự | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Các tài liệu, báo cáo, văn bản trả lời | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
– Khoản 4 và khoản 6 Điều 2 Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày;
– Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP; – Khoản 8 Điều 183 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. – Báo cáo số 255/BC-BTP ngày 23/9/2019 |
|
3 | Triển khai Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường:
a) Phổ biến, tuyên truyền, quán triệt pháp luật về cho vay trong các giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng vay tài sản; Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm; b) Tổ chức triển khai và theo dõi thi hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ và các văn bản pháp luật liên quan. |
Phòng Pháp luật dân sự | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Các tài liệu, báo cáo, văn bản trả lời | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
– Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường;
– Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11/01/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; – Mục 1.b và 4.b Chỉ thị số 12/CT-TTg. |
|
4 | – Tham gia xây dựng, có ý kiến đối với đề xuất xây dựng luật, dự thảo luật do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì và các Nghị quyết, Án lệ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự, Luật Hôn nhân gia đình theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
– Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp theo các nhiệm vụ được Chính phủ, ủy quyền. |
Phòng Pháp luật dân sự | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 |
Các tài liệu, báo cáo, văn bản trả lời |
Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
– Mục III.10 Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017.
– Mục III.1(a) Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 – Quyết định số 2866/QĐ-BTP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. – Kế hoạch số 120-KH/BCSĐ ngày 19/12/2019 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp |
|
5 | Thực hiện Quyết định số 2866/QĐ-BTP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 27/-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp: Xây dựng Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP. | Phòng Pháp luật lao động, an sinh xã hội và Tổng hợp | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Các báo cáo, rà soát, trả lời Bộ, ngành, địa phương | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
– Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018;
– Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ; – Quyết định số 2866/QĐ-BTP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. |
|
6 | Tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư của Bộ Tư pháp. | Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp | Các phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Các báo cáo, trả lời Bộ, ngành, địa phương
|
Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
– Mục II.1.5 và 1.11 Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020;
– Quyết định số 1884/QĐ-BTP ngày 29/10/2015. |
|
7 | Phối hợp Bộ Tài chính rà soát những bất cập, hạn chế, hạn chế và kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật về thẩm định giá | Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp | Các phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Các báo cáo, trả lời
|
Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
Mục II.2.3 Kế hoạch số 120-KH/BCSĐ ngày 19/12/2019 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp | |
8 | Triển khai công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:
(i) Triển khai Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; xây dựng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (ii) Đề xuất Bộ Tài chính ban hành Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 157/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 12/10/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí dành cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. (iii) Xây dựng cơ sở dữ liệu vụ việc vướng mắc pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; (iv) Xây dựng mạng lưới tư vấn viên pháp luật |
Phòng Pháp luật lao động, an sinh và Tổng hợp
|
Thường trực Tổ Thư ký Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 -2020, các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Báo cáo, tài liệu | Ngân sách nhà nước,
kinh phí Chương trình 585 và nguồn kinh phí khác (nếu có)
|
– Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
– Báo cáo số 341/BC-BTP ngày 25/12/2019; – Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09/12/2019 của Chính phủ. |
|
9 | Đề xuất Thủ tướng Chính phủ về chính sách và khung pháp lý liên quan đến việc ứng dụng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ Blockchain | Phòng Pháp luật kinh tế ngành và Nhóm nghiên cứu tiền ảo | Các phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Báo cáo, chuyên đề | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | – Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017;
– Công văn số 11633/VPCP-KTTH ngày 29/11/2018 của Văn phòng Chính phủ; – Công văn số 711/BTP-PLDSKT ngày 18/12/2019 của Bộ Tư pháp. |
|
10 | Triển khai Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức hòa giải thương mại, trọng tài thương mại (được phê duyệt tại Quyết định 1268/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ) | Phòng Pháp luật dân sự | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Các tài liệu, báo cáo, văn bản trả lời | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
– Quyết định 1268/QĐ-TTg ngày 02/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ;
– Quyết định số 2982/QĐ-BTP ngày 27/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch triển khai Đề án hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng phương thức trọng tài thương mại, hòa giải thương mại. |
|
11 | Hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của tổ chức, cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm quyền tài sản được thông suốt và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản; triển khai Đề án sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt | Phòng Pháp luật dân sự | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Báo cáo, chuyên đề , Công văn, Tờ trình | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | – Mục II.3.d Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/2017;
– Quyết định số 2228/QÐ-BTP ngày 21/8/2018 của Bộ Tư pháp;
|
|
12 | Thực hiện các nhiệm vụ cải thiện chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng, phá sản doanh nghiệp (chỉ số A9, A10) tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 và Kế hoạch hành động của Bộ Tư pháp; Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao rà soát những bất cập, hạn chế và kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật về phá sản. | Phòng Pháp luật dân sự | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Báo cáo, chuyên đề , Công văn, Tờ trình | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | – Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ;
– Quyết định số 554/QĐ-BTP ngày 08/3/2019 của Bộ Tư pháp; – Quyết định số 86/QĐ-BTP ngày 17/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc Ban hành Chương trình hành động của ngành Tư pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ; – Báo cáo số 223/BC-BTP ngày 23/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; – Mục II.2.1 Kế hoạch số 120-KH/BCSĐ ngày 19/12/2019 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp |
|
13 | Thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”: Rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động vay mượn trong giao dịch dân sự và các quy định về cấp phép, quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập | Phòng Pháp luật dân sự | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Báo cáo, chuyên đề , Công văn, Tờ trình | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | – Mục II.2.1 Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019;
– Quyết định số 2653/QĐ-BTP ngày 28/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp |
|
14 | Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình (trong đó lưu ý vấn đề về độ tuổi kết hôn, vai trò của phụ nữ trong gia đình, công nhận về mặt pháp lý và bảo vệ hôn nhân đồng giới…) | Phòng Pháp luật dân sự | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Báo cáo, chuyên đề , Công văn, Tờ trình | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | Mục B.I.1.2.3. Kế hoạch của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 3028/QĐ-BTP ngày 04/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. | |
15 | Triển khai nội dung liên quan tại Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ | Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Báo cáo, chuyên đề , Công văn, Tờ trình | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | – Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ;
– Quyết định số 3012/QĐ-BTP ngày 29/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về triển khai Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. |
|
16 | Triển khai thực hiện phát triển hệ thống trợ giúp xã hội đối với đối tượng yếu thế theo Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030” | Phòng Pháp luật lao động, an sinh xã hội và Tổng hợp | Các phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Báo cáo, rà soát | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | Quyết định số 1067/QĐ-BTP ngày 14/5/2018 Của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển an sinh xã hội đối với đối tượng yếu thế | |
17 | Triển khai thực hiện Kế hoạch tham gia công tác cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 và triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp. | Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp | Các phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Các báo cáo, trả lời Bộ, ngành, địa phương
|
Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | Quyết định số 804/QĐ-BTP ngày 06/06/2017 | |
18 | Triển khai thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội | Phòng Pháp luật lao động, an sinh xã hội và Tổng hợp | Các phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Báo cáo, rà soát | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | Quyết định số 408/QĐ-BTP ngày 12/02/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP | |
19 | Tiếp tục tham gia triển khai thực hiện Đề án xử lý các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương được phê duyệt tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ | Phòng Pháp luật kinh tế tổng hợp | Các phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Các báo cáo, trả lời Bộ, ngành, địa phương | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 | |
II | THAM GIA XÂY DỰNG, GÓP Ý, THẨM ĐỊNH ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT | |||||||
20 | Tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định các đề nghị xây dựng, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự án, dự thảo Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong lĩnh vực dân sự – kinh tế | Các Phòng thuộc Vụ theo chức năng | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Các tài liệu liên quan đến Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh; Báo cáo thẩm định, văn bản góp ý | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và phân công của Lãnh đạo Bộ | |
21 | Tham gia xây dựng, góp ý, thẩm định đề nghị xây dựng Nghị định, dự thảo Nghị định, dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực dân sự – kinh tế | Các Phòng thuộc Vụ theo chức năng | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Các tài liệu liên quan đến Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Báo cáo thẩm định, văn bản góp ý | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và phân công của Lãnh đạo Bộ. | |
22 | Tham gia xây dựng, góp ý văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực dân sự-kinh tế theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật | Các Phòng thuộc Vụ theo chức năng | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Văn bản, báo cáo | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và phân công của Lãnh đạo Bộ. | |
III | RÀ SOÁT PHÁP LUẬT, PHẢN ỨNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, KINH TẾ | |||||||
23 | Rà soát, đề xuất các giải pháp pháp lý, phản ứng chính sách pháp luật kịp thời trong lĩnh vực dân sự – kinh tế theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Tư pháp | Các phòng thuộc Vụ | Các phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Báo cáo, văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ | Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước và nguồn khác (nếu có) | – Công văn số 3126/TTKQH-TH ngày 19/10/2013;
– Mục 1.10 1.11, 2.1, 3.11 Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09/12/2019 của Chính phủ; – Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020; – Chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ Tư pháp. |
|
24 | Trả lời các vấn đề vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực dân sự – kinh tế theo yêu cầu của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan theo chức năng, nhiệm vụ | Các phòng thuộc Vụ | Các phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Văn bản trả lời, hướng dẫn Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
– Theo yêu cầu của bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ;
– Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa |
|
25 | – Chuẩn bị tài liệu để Lãnh đạo Bộ họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội…
– Tham gia các Ban chỉ đạo, Hội đồng theo chức năng, nhiệm vụ của Vụ và phân công của Lãnh đạo Bộ |
Các phòng thuộc Vụ | Các phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Tài liệu, báo cáo, phiếu trình | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. | |
IV | CÔNG TÁC CÁN BỘ, TỔNG HỢP – HÀNH CHÍNH, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CÁC CÔNG TÁC KHÁC | |||||||
26 | Công tác tổ chức, nhân sự, luân chuyển, kiện toàn tổ chức cán bộ của Vụ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chia sẻ, đoàn kết trong công tác
|
Phòng Pháp luật lao động, an sinh và Tổng hợp
|
Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan. | Cả năm 2020 | Quyết định, Đề án, Báo cáo, Tờ trình | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và yêu cầu công tác của Vụ. | |
27 | Công tác nghiên cứu khoa học năm 2020 | Các Phòng thuộc Vụ | Các Phòng thuộc Vụ | Cả năm 2020 | Sản phẩm nghiên cứu khoa học | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
Theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ và yêu cầu công tác của Vụ. | |
28 | Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn và các đoàn thanh tra, kiểm tra, khảo sát của Bộ Tư pháp năm 2020
|
Các Phòng thuộc Vụ | Văn Phòng Bộ và các đơn vị có liên quan. | Quý I/2020 | Các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tập huấn | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
Theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ và yêu cầu công tác của Vụ. | |
29 | Công tác thi đua, khen thưởng, kế hoạch, thống kê, tổng hợp, báo cáo, văn thư và lưu trữ, cải cách hành chính, công tác của các tổ chức đoàn thể; thực hiện nhiệm vụ Cụm trưởng Cụm thi đua số I
|
Phòng Pháp luật lao động, an sinh và Tổng hợp
|
Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan. | Cả năm 2020 | Kế hoạch; báo cáo, hồ sơ đề nghị khen thưởng | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
Theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ và yêu cầu công tác của Vụ. | |
30 | Tham gia nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức các Bộ, ngành địa phương về kiến thức, kỹ năng pháp luật dân sự – kinh tế, phản ứng chính sách pháp luật kịp thời trong lĩnh vực dân sự – kinh tế | Các Phòng thuộc Vụ | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Báo cáo, hướng dẫn, tài liệu, tập huấn | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. | |
31 | Hợp tác quốc tế nhằm hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực dân sự – kinh tế | Các Phòng thuộc Vụ | Vụ Hợp tác quốc tế/Ban QLDA | Theo kế hoạch hoạt động năm 2020 của Chương trình, Dự án | Khảo sát, báo cáo, hướng dẫn, tài liệu nghiên cứu | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí
hợp tác quốc tế |
Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và yêu cầu công tác của Vụ | |
32 | Ứng dụng công nghệ thông tin vào chỉ đạo, điều hành, xử lý các công việc của Vụ Pháp luật dân sự – kinh tế để đáp ứng yêu cầu công tác; sử dụng có hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử Bộ Tư pháp; sử dụng phần mềm hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Lãnh đạo Bộ | Các Phòng thuộc Vụ | Các Phòng thuộc Vụ và các đơn vị có liên quan | Cả năm 2020 | Hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin, email, các ứng dụng trên điện thoại di động
|
Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và yêu cầu công tác của Vụ. | |
33 | Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thực hiện xây dựng, góp ý, thẩm định, trả lời các vấn đề khác liên quan theo sự phân công của Lãnh đạo Bộ | Các Phòng thuộc Vụ | Các Phòng thuộc Vụ | Cả năm 2020 | Báo cáo, công văn | Ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí khác
(nếu có) |
Theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và đề nghị của các đơn vị thuộc Bộ. |
Chuyên mục
Bài viết mới
- [REVIEW] Mặt nạ Dermal Hàn Quốc có tốt không? Công dụng và giá bán
- Kem tẩy tế bào chết St.ives giả rẻ có tốt không? Thành phần, review từ người sử dụng
- Thấu hiểu làn da mụn – Cách chăm sóc da mụn tại nhà đúng cách
- [REVIEW] Aloe BHA Skin Toner có tốt không? Chăm sóc da hiệu quả & giá bán
- Dầu gội Olive có tốt không? Hướng dẫn cách gội và giá bán